Thuốc điều trị và chiến lược kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ bệnh hen phế quản
1. Thuốc điều trị hen
Thuốc điều trị hen dài hạn được chia thành 3 loại chính:
- Thuốc kiểm soát hen: là các thuốc dùng duy trì để điều trị bệnh hen giúp làm giảm nguy cơ đợt cấp và sụt giảm chức năng hô hấp nhờ tác dụng giảm tình trạng viêm đường thở.
- Thuốc cắt cơn hen: là các thuốc chỉ dùng để cắt cơn hen và giảm triệu chứng, khi bệnh nhân có cơn khó thở hoặc đợt cấp hen. Giảm nhu cầu hoặc không cần dùng thuốc cắt cơn hen là mục tiêu quan trọng của điều trị hen.
- Thuốc điều trị phối hợp đối với hen nặng: đây là các thuốc được xem xét khi bệnh nhân có triệu chứng hen dai dẳng và/hoặc vẫn còn đợt cấp dù đã tối ưu hóa điều trị bằng liều cao ICS/LABA và đã phòng tránh các yếu tố nguy cơ.
2. Điều trị ban đầu bằng thuốc kiểm soát hen:
Để đạt được kết cục lâm sàng tốt nhất, bệnh nhân nên bắt đầu dùng thuốc kiểm soát hen có chứa ICS càng sớm càng tốt ngay sau khi hen được chẩn đoán.
Bảng 5. Khuyến cáo điều trị ban đầu bằng thuốc kiểm soát hen cho người lớn và trẻ ≥ 12 tuổi
Bảng 6. Liều ICS tương đương hàng ngày ở người lớn (µg)
Một số loại thuốc kiểm soát hen hiện có trên thị trường Việt Nam:
– Formoterol/budesonide 4,5/160 mcg; 4,5/80 mcg; dạng DPI
– Formoterol/budesonide 4,5/160 mcg; 4,5/80 mcg; 2,25/80 dạng pMDI
– Salmeterol/fluticasone propionate 25/50; 25/125; 25/250 mcg dạng pMDI
– Salmeterol/fluticasone propionate 50/100; 50/250; 50/500 mcg dạng DPI
– Fluticasone propionate 125 mcg dạng pMDI
– Fluticasone propionate 0,5 mg/2 ml dạng phun khí dung
– Budesonide 0,5 mg/2 ml và 0,5 mg/ml dạng phun khí dung.
Trích HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM TRÊN 12 TUỔI (Ban hành kèm theo Quyết định số 1851/QĐ-BYT ngày 24 tháng 04 năm 2020).
|