ĐIỀU TRỊ BỆNH ALZHEIMER THEO TÂY Y
1. Điều trị nội khoa
Cần phải can thiệp dược lí
1.1. Tăng nồng độ acetylcholine:
Nếu giảm acetylcholine gây ra AD thì tăng acetylcholine đến nồng độ thích hợp có thể phục hồi được các triệu chứng của bệnh. Các thuốc được điều chế nhằm ngăn ngừa acetylcholinesterase phân huỷ acetylcholine ở khe xinap và tăng khả năng tái hấp thu ở thụ thể sau xinap.
Phương pháp thứ hai để làm tăng nồng độ acetylcholine là uống nicotine nhằm tăng tiết acetylcholine. Thực nghiệm cho thấy bằng cách này đã cải thiện được trí nhớ ở khỉ già (Buccafusco and Jackson 1991). Những người bị AD cũng có sự cải thiện một số khía cạnh về nhận thức và cảm xúc sau khi tiêm nicotine. Tuy nhiên chưa có đủ cứ liệu tin cậy chứng tỏ hiệu quả của nicotne trong điều trị AD.
1.2. Ức chế sự phát triển amiloid:
Một cách tiếp cận dược lí hoàn toàn khác đó là tìm cách phong toả sự sản sinh beta amyloid trong não thông qua việc sử dụng vacxin. Nghiên cứu thử trên chuột cho thấy vacxin có được một số mức độ bảo vệ, chống tạo mảng (Schenk và cs., 1999) và bước đầu cho thấy tiêm một loại vacxin vẫn bảo đảm an toàn trên người.
Hơn thế nữa, Weiner và cs.(2000) đã phát hiện thấy đáp ứng tuy nhỏ nhưng rất quan trọng khi dùng trên chuột bằng đường nhỏ mũi: cách điều trị này có thể được chấp nhận trong khoảng thời gian dài (thậm chí suốt đời).
1.3. Tiếp cận tâm lí:
Can thiệp tâm lí nhằm cải thiện tối đa chất lượng cuộc sống và các chức năng tâm lí trong diễn tiến của bệnh. Các nhóm hỗ trợ gồm những người khác nhau với những vấn đề giống nhau có thể cải thiện hỗ trợ các chiến lược đối phó trong những giai đoạn sớm của AD.
1.4. Định hướng hiện thực:
Định hướng hiện thực (RO – Theo cách gọi của Holden & Woods, 1995) gồm trang bị cho người già có dấu hiệu lú lẫn những thông tin phù hợp giúp họ hiểu cẩn thận hơn về thế giới xung quanh. RO 24 giờ nhằm tạo ra một môi trường với nhiều chỉ dẫn giúp cá nhân định hướng được thời gian, không gian và bản thân: những chiếc đồng hồ và lịch rất to; các chỉ dẫn nhắc nhở tên gọi của cơ sở hoặc khu điều trị tên gọi các phù hiệu …
1.5. Trị liệu hiệu lực:
Để khắc phục những nhược điểm của RO, Feil (1990) đã đưa ra một dạng trị liệu khác trị liệu ‘hiệu lực’. Trị liệu này bao gồm lắng nghe và chú ý đến tất cả những sự lo sợ của người bệnh, dành thời gian để hiểu cặn kẽ những vấn đề của họ và làm cho những vấn đề này có “hiệu lực” bằng cách đánh giá những gì họ cần phải nói. Những cuộc trò chuyện như vậy cần phải tạo cơ hội để xác định và làm thay đổi những niềm tin sai lầm, tuy nhiên đây chưa phải là yếu tố cốt lõi của tiếp cận này. Tiêu điểm là tập trung vào nghe và đáp lại các phản ứng cảm xúc hơn là nội dung thực những gì họ nói.
1.6. Liệu pháp hồi tưởng:
Có 3 dạng liệu pháp hồi tưởng (Mc Malion & Phuclick, 1964):
- Hồi tưởng dạng câu chuyện bao gồm tái hiện những sự kiện dễ chịu.
- Nhìn lại cuộc đời bao gồm tái hiện và thảo luận trí nhớ cả những sự kiện tốt và xấu, những sự kiến chủ yếu từ ý thức.
- Cuối cùng là hồi tưởng hào quang bao gồm tập hợp nhiều lần những tình huống gây đau khổ hoặc thất vọng. Nhìn lại cuộc đời và hồi tưởng hào quang được cho là có tác dụng hỗ trợ giải quyết xung đột trong quá khứ.
Liệu pháp hồi tưởng dựa trên mô hình phát triển của Erikson (1980) trong đó nhìn lại cuộc đời thường xuất hiện về cuối cuộc đời. Nhìn lại cuộc đời nói chung có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Trong liệu pháp cá nhân, nhà trị liệu trợ giúp cá nhân làm sáng tỏ hơn và hiệu quả hơn sự phân tích bản thân. Trong liệu pháp nhóm, các nhóm nhỏ xem xét cuộc sống của các thành viên thông qua việc sử dụng những gợi ý như các bức ảnh cũ, các buổi phát thanh hoặc truyền hình …
1.7. Thay đổi hành vi :
Mặc dù những cách tiếp cận quan sát được (operant) nhằm thay đổi hành vi ở những người già lú lẫn tạo ra được sự chú ý nhất định song chưa có nhiều thông báo về việc sử dụng cũng như hiệu quả của nó. Tuy vậy những nghiên cứu đã sử dụng qui trình này cho thấy nhìn chung là có hiệu quả.
1.8. Giúp đỡ những người chăm sóc:
Chăm sóc những người bị AD tại nhà cũng tạo ra rất nhiều căng thẳng cho những người chăm sóc, nhất là khi mà bản thân họ cũng thường là người già và sức khoẻ cũng có hạn chế. Một số hình thức hỗ trợ và giúp đỡ cũng đem lại lợi ích nhất định.
2. Tham khảo thêm về bệnh Alzeimer
- Phân biệt dấu hiệu ban đầu bệnh Alzheimer: Mới đây, các nhà khoa học Mỹ thuộc Trường đại học California, Irvine cùng với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên độ tuổi từ 18-89 đã xác định được một phần trong bộ não con người mà từ lâu chúng ta.
- Chuẩn bị thử nghiệm vaccin Alzheimer mới: Loại vaccin hiện tại được dùng để điều trị, điều này có nghĩa là nó được chỉ định điều trị đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh.
- Ăn kiêng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Chế độ ăn uống nhiều dầu oliu, các loại hạt, cá và một số loại trái cây, rau quả có thể giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, một nghiên cứu mới công bố.
- Sóng điện thoại có thể đẩy lùi bệnh Alzheimer: Một nghiên cứu mới đây cho thấy sóng điện từ của điện thoại có thể giúp phòng và đẩy lui căn bệnh đãng trí phổ biến Alzheimer.
- Phát hiện mới về bệnh Alzheimer: Lâu nay, người ta cho rằng bệnh Alzheimer chỉ là bệnh thoái hoá thần kinh chứ không bao giờ nghĩ rằng đó lại là một bệnh lây truyền.
- Chụp cắt lớp não để sớm biết dấu hiệu bệnh Alzheimer: Những người sống trong gia đình có tiền sử mắc bệnh Alzheimer thường có khối protein độc hại tồn tại trong não mặc dù họ hoàn toàn khỏe mạnh.
- Khứu giác kém, cảnh báo nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Một nghiên cứu mới công bố ngày 13/1/2010 trên tạp chí Khoa học thần kinh Mỹ cho thấy mất khả năng khứu giác có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo mắc bệnh Alzheimer.
- Thiếu ngủ sẽ tăng nguy cơ mắc Alzheimer: Alzheimer là bệnh thoái hóa não bộ không phục hồi và gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Các nhà khoa học Mỹ vừa đưa ra thêm 1 nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao, đó là chứng thiếu ngủ
- Liệu pháp miễn dịch giúp giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer: Theo kết quả một nghiên cứu mới đây, trị liệu miễn dịch đường tĩnh mạch (IVIg) có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer và các rối loạn não tương tự khác.
|