CÁC HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU CAM
1. Mục đích:
Làm ngưng chảy máu. Chống tái phát.
2. Nguyên tắc:
Làm máu ngưng chảy trong thời gian ngắn nhất nếu có thể.
Tìm nguyên nhân chảy máu để có hướng xử trí và tiên lượng.
3. Điều trị cụ thể:
3.1. Điều trị tại chỗ:
Ép cánh mũi: Ép cánh mũi 2 bên hoặc bên chảy 3’-5’.
Đốt cầm máu: Đốt bằng hoá chất Nitrat bạc 10%. Đốt điện đơn cực hay lưỡng cực.
Nhét meche mũi: Nhét meche mũi trước ( meche vải, merocel…). Nhét meche mũisau.
Chụp DSA xác định nguồn chảy và làm thuyên tắc mạch.
Phẫu thuật thắt động mạch: Là biện pháp can thiệp cuối cùng nếu các biện pháp trên không hiệu quả. Tùy vào việc xác định nguồn chảy mà có thể thắt ĐM hàm trong, thắt ĐM cảnh ngoài, thắt ĐM cảnh chung, thắt ĐM sàng trước và sàng sau.
3.2. Điều trị toàn thân và theo dõi:
Theo dõi: Sinh hiệu. Biến đổi CTM, Hct, Hb.
Bổ xung khối lượng tuần hoàn: Truyền dịch, truyền máu nếu có chỉ định.
Chống nhiễm trùng.
Giảm đau.
Cầm máu.
3.3. Điều trị nguyên nhân:
Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị thích hợp.
4. Lưu đồ xử trí:
5. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
5.1.Tiêu chuẩn nhập viện:
Chảy máu từ lượng vừa trở lên, chảy tái diễn nhiều lần.
5.2.Theo dõi:
Mức độ chảy máu mũi, tần suất tái diễn.
Tình trạng giảm khối lượng máu lưu hành.
Sự đáp ứng điều trị.
5.3.Tiêu chuẩn xuất viện:
Hoàn toàn ngưng chảy máu Mũi sạch, thoáng.
Công thức máu trở về giới hạn bình thường.
5.4.Tái khám:
Đánh giá thông thoáng mũi, chống dính trong mũi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bệnh viện Chợ rẫy. Chảy máu mũi. Phác đồ điều trị. NXB Y học. 2013
2. Bệnh viện Tai Mũi Họng TpHCM. Chảy máu mũi. Phác đồ điều trị. NXB Y học. 2007
3. Nguyễn Đình Bảng. Chảy máu mũi. Nội trú tai mũi họng. ĐHYD TPHCM 1992
4. Vũ Hải Long. Tìm hiểu và phòng trị bệnh Tai Mũi Họng. NXB Y Học 2003: 238-249
5. Douglas R, Wormald PJ. Update on epistaxis. Curr Opin Otolaryngol Head NeckSurg. Jun 2007;15(3):180-3.
6. Wan X, Yang C, Yu W: Comments on ’An empirical comparison of several recent epistatic interaction detection methods’. Bioinformatics 2012, 28:145-146.
|