CÁCH ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN CHẢY MÁU MŨI
1. Bệnh sử.
– Chảy máu mũi đột ngột.
– Chảy máu mũi nhiều lần.
– Chảy máu mũi sau chấn thương.
– Chảy máu mũi sau dùng thuốc.
– Chảy máu mũi + triệu chứng bệnh lý nội khoa đi kèm ( sổ mũi, sốt, phát ban…).
2. Khám lâm sàng.
– Tình trạng shock do mất máu.
– Thăm khám tại chỗ sơ bộ có thể thấy máu có thể đã tự cầm, còn đọng máu cũ nơi tiền đình mũi hoặc bệnh nhân còn khịt khạc ra chút nhầy lẫn máu. -Khi máu đang chảy, máu có thể chảy ra ngoài cửa mũi, chảy xuống họng hoặc cả hai. Cần loại trừ máu chảy từ nơi khác tràn lên mũi như ở họng miệng, hạ họng, thực quản, phổi.
– Khám mũi bằng đèn thường hoặc bằng nội soi với sự trợ giúp của máy hút có thể thấy được điểm chảy máu trong trường hợp máu đang chảy rỉ rả với lượng không nhiều. Nếu chảy máu ồ ạt với lượng nhiều thì khó mà thấy được điểm chảy máu.
– Thực tế lâm sàng rất cần thiết sự phán đoán định khu chảy máu theo kinh nghiệm, theo đó, máu có thể chảy từ động mạch bướm khẩu cái (hệ động mạch cảnh ngoài) hoặc từ động mạch sàng trước và động mạch sàng sau (hệ động mạch cảnh trong).
3. Cận lâm sàng:
– Ngoài các xét nghiệm thường qui như: Công thức máu, Nhóm máu, Tỷ lệ huyết sắc tố… Nếu chảy máu nhiều đòi hỏi phải xác định nguyên nhân để xử trí tiếp thì cần phải làm thêm một số xét nghiệm về huyết học khác như TS, TQ, TCA, Tiểu cầu.
– Làm thêm các xét nghiệm thăm dò chức năng gan, thận.
– Chẩn đoán hình ảnh như XQ thường, CT Scan, DSA để tìm nguyên nhân và xác định nguồn chảy máu cũng như để can thiệp mạch.
|