Chẩn đoán phân biệt bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD với các bệnh lý khác.
1.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT)
Là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được.
Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây BPTNMT.
Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh.
2. Lao phổi:
Gặp ở mọi lứa tuổi, ho kéo dài, khạc đờm hoặc có thể ho máu, sốt kéo dài, gầy sút cân…
X-quang phổi: tổn thương thâm nhiễm hoặc dạng hang, thường ở đỉnh phổi.
Xét nghiệm đờm, dịch phế quản: thấy hình ảnh trực khuẩn kháng cồn, kháng toan, hoặc thấy trực khuẩn lao khi nuôi cấy trên môi trường lỏng MGIT Bactec.
3. Giãn phế quản:
Ho khạc đờm kéo dài, đờm đục hoặc đờm mủ nhiều, nghe phổi có ran nổ, ran ẩm.
Chụp cắt lớp vi tính ngực lớp mỏng 1mm, độ phân giải cao: thấy hình ảnh giãn phế quản.
4. Suy tim xung huyết:
tiền sử THA, bệnh lý van tim;
xquang phổi: bóng tim to có thể có dấu hiệu phù phổi,
Đo chức năng thông khí: rối loạn thông khí hạn chế, không có tắc nghẽn.
5. Viêm toàn tiểu phế quản (hội chứng xoang phế quản):
Gặp ở cả 2 giới, hầu hết nam giới không hút thuốc, có viêm mũi xoang mạn tính.
X-quang phổi và chụp cắt lớp vi tính lớp mỏng độ phân giải cao cho thấy những nốt sáng nhỏ trung tâm tiểu thùy lan tỏa và ứ khí.
6. Hen phế quản (xem chi tiết bảng 1.2).
Trích HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (Bản cập nhật năm 2018).
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
|