Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo y học hiện đại.
1. Nguyên tắc điều trị đông tây y kết hợp
Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ nhẹ tương ứng với thể phong nhiệt, phong hàn và khí táo của YHCT, do đó có thể kết hợp với YHHĐ theo nguyên tắc:
Bổ sung thêm thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2, dạng phun hít, tác dụng nhanh dùng đơn thuần hoặc dạng kết hợp với thuốc kháng cholinergic tác dụng nhanh;
Với người bệnh có thở oxy tại nhà: thở oxy 1-3 lít/phút, duy trì SpO2 ở mức 90-92%;
Với người bệnh có thở máy không xâm nhập tại nhà: điều chỉnh áp lực phù hợp;
Dùng sớm thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.
2. Điều trị cụ thể:
Thuốc giãn phế quản.
Nhóm cường beta 2 adrenergic: Salbutamol, Terbutalin. Dùng đường phun hít, khí dung hoặc đường uống.
Nhóm kháng cholinergic tác dụng ngắn: Ipratropium khí dung.
Kết hợp kháng cholinergic và thuốc cường beta 2 adrenergic: Fenoterol/Ipratropium hoặc Salbutamol/Ipratropium; dùng đường phun hít, khí dung.
Tiếp tục dùng, hoặc bắt đầu dùng sớm các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài: LAMA, LABA, hoặc dạng kết hợp LAMA + LABA.
Corticosteroid:
Budesonid, Fluticason (khí dung);
Thuốc dạng kết hợp loại cường beta 2 tác dụng kéo dài và corticoid dạng phun, hít:
Budesonid + Formoterol; Fluticason + Salmeterol…
Chú ý: Nếu bệnh nhân có nhiễm trùng thì cần kết hợp điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ hoặc dùng kháng sinh phổ rộng.
Giai đoạn ổn định của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tương đương với thể Thủy ẩm và Đàm thấp:
Việc điều trị dự phòng để quản lý bệnh phổi tắc nghẽn đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế các đợt cấp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đối với hai thể này cần đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo nhóm ABCD. Phân nhóm ABCD chủ yếu dựa vào:
Mức độ triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh (mMRC, CAT).
Nguy cơ đợt cấp (tiền sử đợt cấp/năm, mức độ nặng đợt cấp).
Đánh giá được tổ hợp theo biểu đồ sau:
Chẩn đoán: BPTNMT GOLD 1, 2, 3, 4; nhóm A, B, C, D:
BPTNMT nhóm A – Nguy cơ thấp, ít triệu chứng
BPTNMT nhóm B – Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng
BPTNMT nhóm C – Nguy cơ cao, ít triệu chứng
BPTNMT nhóm D – Nguy cơ cao, nhiều triệu chứng
Điều trị bằng thuốc y học hiện đại:
Lựa chọn thuốc YHHĐ theo giai đoạn và mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính GOLD 2018.
Điều trị không dùng thuốc: Bên cạnh việc dùng thuốc tất cả các thể lâm sàng YHCT cần tuân thủ nguyên tắc:
Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ.
Cai nghiện thuốc lá.
Tiêm vacxin phòng nhiễm trùng đường hô hấp.
Vệ sinh mũi họng thường xuyên.
Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh.
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt.
Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc.
3. Phòng bệnh
Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: thuốc lá, ô nhiễm không khí…
Quản lý tốt các bệnh phổi mạn tính: hen phế quản, lao phổi.
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng hô hấp.
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế (2018). “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” theo quyết định số 3874/QĐ – BYT ngày 26 tháng 6 năm 2018.
Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Hà Nội (2017). Bệnh học nội khoa YHCT (dành cho đối tượng đại học). Nhà xuất bản Y học.
Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Hà Nội (2017). Bệnh học nội khoa YHCT (dành cho đối tượng sau đại học). Nhà xuất bản Y học.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
|