ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN THEO TÂY Y
1. Nguyên nhân bệnh hen phế quản
- Do tiếp xúc với một số chất kích thích khác nhau và các chất kích hoạt dị ứng như: phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, bọ ve.
- Do nhiễm trùng đường hô hấp chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.
- Hoạt động thể chất quá độ
- Không khí lạnh.
- Ô nhiễm không khí và các chất kích thích chẳng hạn như khói bụi.
- Do dị ứng với một số loại thuốc như: beta, aspirin, ibuprofen.
- Do căng thẳng hoặc xúc động mạnh.
- Sử dụng một số loại thực phẩm, đồ uống, trái cây khô,… có chứa chất sulfite.
- Do bệnh trào ngược dạ dày và thực quản.
YHCT cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh, do cảm phải ngoại tà, ăn uống tình trí bất thường, làm việc quá sức.
- Về tạng phủ do sự thay đổi của tạng phế và thận vì phế tuyên giáng, và thận nạp khí; Nếu phế khí nghịch, thận không nạp khí gây chứng ho khó thở, tức ngực, bệnh có liên quan mật thiết, với đàm, đàm là sản vật tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương, vận hoá thuỷ cốc, và không khí hoá nước, phế khí không túc giáng được thông điều thuỷ đạo, nhiều đàm, khó thở, ngực đầy tức.
- Bệnh xảy ra, mạn tính hay tái phát, lúc lên cơn thường là chứng thực ngoài cơn thuộc chứng hư, khi chữa bệnh cần phân biệt, tiêu, bản hoãn hay cấp mà xử lý.
- Khi lên cơn chữa bệnh ở Phế, Dùng phương pháp châm cứu, xoa bóp thuốc cắt cơn hen hiện đại để cắt cơn. Khi hết cơn chữa vào gốc bệnh tức vào tỳ, phế, thận, phũng tái phát. Đó là nguyên tắc điều trị
2. Ai có nguy cơ cao mắc bệnh hen phế quản?
- Trong gia đình có cha, mẹ hoặc anh/ chị em ruột mắc bệnh hen phế quản -Tiền sử có bệnh dị ứng như: viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng.
- Người béo phì.
- Người hút thuốc lá.
- Người thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá, khói thải công nghiệp hoặc các loại ô nhiễm khác.
- Nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất như: hóa chất làm tóc, thuốc trừ sâu, hóa chất trong công nghiệp,…
3. Phân loại bệnh hen phế quản:
Hen phế quản được phân chia làm 4 loại dựa theo mức độ bệnh:
- Bệnh nhẹ liên tục: Các triệu chứng của bệnh diễn ra nhẹ, xuất hiện 2 ngày/1 tuần và 2 lần/ 1 tháng -Bệnh nhẹ dai dẳng: Các triệu chứng nhiều hơn 2 lần/1 tuần và không quá 1 lần/1 ngày.
- Bệnh vừa phải dai dẳng: Các triệu chứng xuất hiện một lần một ngày và hơn một đêm/ 1tuần.
- Bệnh nặng dai dẳng: Các triệu chứng xuất hiện trong suốt cả ngày hầu hết các ngày và thường xuyên vào ban đêm.
4. Phòng bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản là bệnh thường xuyên tái lại do đó việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh là rất quan trọng.
Dưới đây là một số lưu ý chế độ sinh hoạt giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh hen phế quản:
- Sử dụng điều hòa nhiệt độ: Điều hòa nhiệt độ có tác dụng làm giảm lượng phấn hoa trong không khí từ cây, cỏ, giảm giảm độ ẩm trong nhà, giảm một lượng bụi đáng kể trong nhà.
- Cần thường xuyên làm sạch và khử trùng các loại thảm, rèm cửa trong nhà để tránh bụi bặm.
- Cố gắng duy trì độ ẩm tối ưu ở trong phòng: ví dụ nếu nơi bạn sống có khí hậu ẩm ướt thường xuyên nên sử dụng máy hút ẩm.
- Ngăn chặn nấm mốc:Làm sạch những nơi ẩm ướt trong bồn tắm nhà bếp và xung quanh nhà. Các đồ vật bị mốc, ẩm ướt cần được làm sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Giảm vật nuôi lông.Nếu bạn bị dị ứng với lông, tránh vật nuôi với lông thú hay lông vũ. Cho vật nuôi thường xuyên tắm hoặc chuẩn bị chu đáo cũng có thể làm giảm lượng lông ở xung quanh.
- Che mũi và miệng của bạn nếu nó bị lạnh.Nếu bệnh hen phế quản của bạn trở nên tồi tệ bởi không khí lạnh hoặc khô, bạn nên đeo khẩu trang thường xuyên hơn. Có thể sử dụng khăn để giữ âm vùng cổ.
- Tập thể dục: Tập thể dục quá sức có thể làm phát bệnh hen phế quản tuy nhiên nếu tập thể dục ở mức độ vừa phải thì lại có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát bệnh hen phế quản. Nếu tập thể dục trong điều kiện lạnh nên đeo khẩu trang để tránh hít trực tiếp không khí lạnh vào phổi.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp,… mà còn làm tăng nặng tình trạng hen phế quản.
- Nếu bạn có bệnh ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản thì bạn nên kiểm soát nó.
- Tập thở là một trong những liệu pháp giúp kiểm soát bệnh hen phế quản một cách khá tốt, nó sẽ giúp bạn giảm lượng thuốc đưa vào cơ thể.
5. Điều trị nội khoa
- Chống co thắt phế quản: Dùng các loại thuốc sau:
– Thuốc thuộc nhóm Methyl xanthin: Theophylin, viên 0,1g uống mỗi lần từ 1-3 viên khi lên cơn; Synthophylin ống 0,24g pha Glucose 20% ´ 20 ml tiêm tĩnh mạch chậm , cứ 2-4 giờ có thể tiêm nhắc lại một lần. Nếu phải dùng từ 2 ống trở lên, thì truyền tĩnh mạch.
– Thuốc kích thích b2 Adrenergic: Salbutamol, Ventolin, Terbutalin, ( Bricanyl ) …dùng dạng uống, khí dung, tiêm. VD: Ventolin xịt 1-3 nhát / lần khi lên cơn. Hoặc: Salbutamol 0,02g ´ 1-3 viên / lần uống khi nên cơn.
– Thuốc kháng Cholinergic: Ipratropium bromide ( Atrovent ) xịt, hoặc dùng dạng phối hợp với Fenotenol ( Berodual )
-Dự phòng cơn hen về đêm: Theostast,Salmeterol(tác dụng kéo dài 8-12giờ ). - Chống viêm: Prednisolon 5mg uống khởi đầu 6 viên / ngày ,sau đó cứ 4 ngày giảm dần 1 viên. Methyl Prednisolon dạng tiêm truyền (Hydrococtison Hemisucinat 100 mg) Cortiocid tại chỗ: Becotid, Pulmicort, Sertide dùng dạng xịt hút hoặc khí dung.
- Nhóm chống dị ứng:
– Zaditen: 1 mg 2v / ngày. Hoặc các thuốc kháng Histamin tổng hợp.
– Sodium Cromoglycat ( Intal ): dạng khí dung xịt 4 lần / ngày. Thường có tác dụng tốt ở trẻ em. Tác dụng dự phòng hen. - Kháng sinh: Khi bội nhiễm, nhưng tránh dùng các thuốc dễ gây dị ứng ( Penixilin )
|