ĐÔNG Y CHỮA HEN PHẾ QUẢN
1. Định nghĩa.
Hen phế quản hay hen suyễn là tình trạng mà trong đó đường hô hấp của bạn bị thu hẹp có thể do nguyên nhân phế quản bị sưng, bị viêm, có nhiều chất nhầy.
Người bị hen phế quản cảm thấy khó thở, thở khò khè, muốn ho để tống các chầy nhầy ra ngoài. Một số trường hợp bệnh hen phế quản chỉ gây ảnh hưởng ở mức độ nhẹ, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
Dấu hiệu điển hình của bệnh hen phế quản: Khó thở, tực ngực, đau ngực khi ho. Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè. Nếu các dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại chứng tỏ bênh hen phế quản của bạn đang ở giai đoạn trầm trọng.
Hen phế quản thuộc phạm vi chứng háo xuyễn đàm ẩm, là bệnh xẩy ra ở người có tính trạng dị ứng, người bệnh thở gấp, nặng thì há mồm trợn mắt mà không thở được, nằm ngồi không được.
2. Biện chứng phân thể trị liệu:
2.1. Hen hàn:
- Triệu chứng: Người lạnh, Sắc mặt trắng. bệnh đàm loãng, có bọt dễ khạc, không khát thích uống nước nước, đại tiện nhão, chất lưỡi đạm rêu lưỡi trắng mỏng trắng hoạt, mạch huyền tế
- Phép trị: Ôn phế, tán hàn trừ đàm, hạ suyễn
- Có thể dựng các bài xạ can ma hoàng thang, tô tử giáng khí thang, Tiểu thanh long thang:
- Tiểu thanh long thang: Ma hoàng 8-12 quế chi 8-12 Bán hạ 8-12 Tế tân 6 Bạch thược 8-12 Can khương 8-12 Trích thảo 8-12 Ngũ vị 6-12 Bạch bộ 10 Bạch truật 12 Tiền hồ 8
– Trường hợp có chứng nhiệt, bệnh nhân bứt rứt gia: Thạch cao tiểu thanh long gia Thạch cao thang -Ho nhiều gia: Khoản đông hoa, Hạnh nhân
– Bệnh nhân khát nhiều Bỏ Bán hạ gia: Thiên hoa để thanh nhiệt sinh tân - Châm cứu: Châm bổ huyệt Thiên đột, Chiên trung, Phong môn, Định suyễn, Liệt khuyết, Tam âm giao, Phong long, Túc tam lí
- Cứu các huyệt: Phế du, Cao hoang, Thận du
- Nhĩ châm: Bình suyễn, tuyến thượng thận, giao cảm, thần môn, phế du
2.2. Hen nhiệt:
- Triệu chứng: Bứt rứt, sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm dính và vàng, miệng khát thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu dầy, mạch hoạt sác,
- Phép trị: dưỡng âm thanh nhiệt tuyên phế, hoá đàm bình suyễn
- Phương: Đình lịch tả phế thang gia giảm cùng uống với Bổ phế âm hoàn
- Hen phế quản nhiệt: Ma hoàng 8 Xạ Can 10 Bán hạ 6 Sinh khương 4 Hạnh nhân 10 Đình lịch tử 8 Tô tử 10 Thạch cao 20 Cam thảo 5
Sau khi hết hen, vẫn nên uống tiếp cho đến khi nhịp mạch dưới 85 đập/phút thì không cần uống thuốc thang, chỉ cần dùng Bổ phế âm hoàn tiếp tục điều dưỡng
2.3. Phế khí hư
- Hay gặp người hen phế quản lâu ngày kèm theo chứng giãn phế, giảm chức năng hô hấp, thời kỳ đầu của tâm phế mãn.
- Triệu chứng: suyễn gấp, ăn kém, đoản khí, yếu sức.. sợ lạnh tự ra mồ hôi, ho thở ngắn gấp, đàm nhiều loóng tiếng nói nhỏ yếu, sắc mặt trắng, cảm lạnh dễ tỏi phát cơn hen, ngạt mũi chảy nước mũi, lưỡi đạm rêu mỏng trắng, mạch nhu hoãn vô lực
- Điều trị theo phép: Bổ thổ sinh kim, Bài Bổ phế thang (vĩnh loại kiềm phương) hợp với PHẾ THẬN HOÀN
- hen phế quản phế khí hư: Ngũ vị 2 Thục địa 12 Tang bì 12 Nhân sâm 16 Từ uyển 2 Hoàng kỳ 12
- Chủ trị:Chứng lao thấu năm tạng suy tổn, phát sốt về chiều, tự hãn, đạo hãn, khi ngủ cótiếng đờm khò khè như cơn suyễn Thận khí hư Là chủ yếu thì có chứng trạng thận không nạp khí có chứng trạng suyễn gấp, đoản hơi, há miệng so vai, động làm thì suyễn tăng, chân tay không ấm, lưỡi nhạt . . .
- Điều trị theo phép: Bổ thận nạp khí, Dùng bài Bổ dương hoàn Hoặc Phế thận hoàn
|