Hướng dẫn tự xử trí đợt cấp hen phế quản theo bản kế hoạch hành động
Giáo dục tự xử trí hen hiệu quả cần:
+ Tự theo dõi triệu chứng và/hoặc chức năng hô hấp
+ Bản kế hoạch hành động hen
+ Thăm khám đều đặn
Hình4. Kế hoạch hành động hen
Tất cả các BN HPQ đều cần có kế hoạch hành động hen phù hợp với mức độ nặng và tình trạng sức khỏe chung để BN có thể tự phát hiện, xử trí khi xuất hiện tình trạng bệnh nặng hơn. * ICS/formoterol: duy trì và giảm triệu chứng: budesonide liều thấp hoặc beclometasone với formoterol.
Thay đổi thuốc trong kế hoạch hành động hen
– Tăng dùng thuốc giảm triệu chứng: liều thấp ICS/formoterol hoặc SABA, có thể dùng thêm buồng đệm khi dùng dạng bình xịt định liều.
– Tăng điều trị kiểm soát:
- + Dùng đơn thuần corticoid phun hít: tăng liều gấp 4 lần;
- + Dùng duy trì ICS/formoterol: tăng liều gấp 4. Liều tối đa formoterol: 72mcg/ ngày;
- + Dùng duy trì ICS/LABA khác: tăng tới liều cao, hoặc xem xét bổ sung thêm một ICS để đạt liều ICS gấp 4 lần;
- + Dùng duy trì và giảm triệu chứng ICS/ formoterol: tiếp tục dùng liều duy trì.
- Tăng liều cắt cơn khi cần (cho tới đạt tối đa formoterol 72mcg/ ngày).
Corticoid uống:
- + Người lớn: prednisolone 40-50mg/ ngày. Dùng trong 5-7 ngày;
- + Trẻ em: 1-2mg/kg/ngày. Dùng trong 3-5 ngày;
Theo dõi sau tự xử trí đợt cấp
– BN nên đến khám bác sỹ, hoặc tư vấn nhân viên y tế sau khi đã xử trí đợt cấp để:
- + Xác định nguyên nhân đợt cấp;
- + Đánh giá kiểm soát triệu chứng;
- + Xem xét các điều trị bổ sung;
- + Thiết lập các kế hoạch khám lại định kỳ tiếp theo.
Trích HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM TRÊN 12 TUỔI (Ban hành kèm theo Quyết định số 1851/QĐ-BYT ngày 24 tháng 04 năm 2020).
|