Khi nào thì chẩn đoán xác định là bệnh hen phế quản?
Hen phế quản là bệnh biến đổi (không đồng nhất), được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường hô hấp mạn tính.
1. Hai đặc điểm cơ bản của HPQ
– (1) Bệnh sử của các triệu chứng hô hấp như thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho. Các biểu hiện bệnh biến đổi theo thời gian, mức độ nặng, VÀ
– (2) Giới hạn luồng khí thở ra biến đổi, được khẳng định ít nhất một lần.
Hình 1. Lưu đồ chẩn đoán hen phế quản trên lâm sàng theo GINA (2019)
Lưu ý: Chẩn đoán hen phế quản nên dựa trên những thông tin ghi nhận của bệnh nhân và nên được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị kiểm soát hen. Việc khẳng định chẩn đoán hen trở nên khó hơn nhiều sau khi bệnh nhân đã điều trị kiểm soát.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản
Bảng 1. Những đặc điểm dùng trong chẩn đoán hen theo GINA (2019)
3. Các bước tiến hành để chẩn đoán HPQ
– Khai thác bệnh sử và tiền sử gia đình: thời điểm và cách khởi phát của các triệu chứng hô hấp, tiền sử mắc các bệnh dị ứng như VMDU, chàm cơ địa của người bệnh hoặc gia đình.
– Khám thực thể: phát hiện tiếng ran rít, ran ngáy thì thở ra khi nghe phổi hoặc các dấu hiệu của bệnh lý mắc kèm như viêm mũi dị ứng hoặc polyp mũi.
– Đo hô hấp ký để ghi nhận giới hạn luồng khí thở ra dao động
– Các xét nghiệm khác:
+ Test kích thích phế quản: dùng để đánh giá sự tăng tính phản ứng của đường thở. Các tác nhân kích thích bao gồm methacholine hít, histamine, vận động, tăng thông khí tự ývới CO2 máu bình thường hoặc mannitol hít.
+ Thử nghiệm dị ứng: test lẩy da hoặc định lượng nồng độ immunoglobulin E (lgE) đặc hiệu trong huyết thanh với các dị nguyên hô hấp thông thường để phát hiện tình trạng quá mẫn với các dị nguyên này.
+ Đo nồng độ Oxit Nitric trong khí thở ra (FENO).
Trích HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM TRÊN 12 TUỔI (Ban hành kèm theo Quyết định số 1851/QĐ-BYT ngày 24 tháng 04 năm 2020).
|