LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC CÁC CƠN HEN SUYỄN Ở TRẺ EM
1. Tránh yếu tố nguy cơ
Đây là biện pháp quan trọng, chủ yếu để phòng ngừa suyễn. Loại bỏ hoặc tránh xa các yếu tố nguy cơ được áp dụng ở tất cả các trẻ bị suyễn từ nhẹ đến nặng.
Yếu tố nguy cơ |
Biện pháp phòng ngừa |
Khói thuốc lá |
Không hút thuốc lá trong phòng trẻ |
Chó mèo |
Không nuôi, không chơi hoặc không cho vào phòng, giường của trẻ |
Chất xịt phòng, đốt nhang |
Không dùng hoặc dùng khi trẻ vắng nhà |
Nấm mốc trong nhà |
Mở cửa thoáng cho ánh nắng vào phòng |
Bụi nhà |
Thường xuyên quét dọn khi không có trẻ ở nhà |
Nhiễm trùng hô hấp |
Đến cơ sở y tế đều trị nhiễm trùng nếu có Xem xét chủng ngừa cúm |
Gắng sức |
Chơi các môn thể thao theo hướng dẫn của Bác Sĩ Xịt Salbutamol trước gắng sức 15 – 30 phút |
2. Hít Salbutamol khi cơn suyễn khởi phát
Do cơn suyễn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, vì thế cha mẹ phải biết cách xử trí cắt cơn sớm tại nhà. Vì thế, tất cả trẻ suyễn phải có sẵn tại nhà hoặc phải mang theo khi đi học, đi xa thuốc dãn phế quản Salbutamol dạng hít cắt cơn suyễn.
• Cơn suyễn khởi phát Salbutamol MDI 2 – 4 nhát. Có thể lặp lại mỗi 20 phút
• Hướng dẫn ba mẹ dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay: khó thở nặng, không đáp ứng ba liều khí dung β2 giao cảm hoặc nặng hơn.
3. Thuốc phòng ngừa
• Chỉ định thuốc phòng ngừa:
– Suyễn từ bậc 2.
– Suyễn kiểm soát 1phần hoặc không kiểm soát.
– Khò khè ≥ 1 lần/tuần.
– Thức giấc do khò khè ≥ 2 lần/tháng.
– Mỗi ngày phải dùng thuốc cắt cơn.
– Có cơn suyễn nặng hoặc nguy kịch vào cấp cứu.
• Thuốc phòng ngừa suyễn
– Corticoid hít là thuốc được lựa chọn đầu tiên.
– Liều Corticoid hít ở trẻ em (ICS).
Thuốc |
Liều thấp |
Liều trung bình |
Liều cao (μg) |
Budesonid (MDI) |
100 – 200 |
> 200 – 400 |
> 400 I |
Budesonid-Neb (khí dung) |
250 – 500 |
> 500 – 1000 |
> 1000 |
Fluticasone (MDI) |
100 – 200 |
> 200 – 500 |
> 500 |
– Đối kháng Leukotrien Montelukast:
+ Chỉ định:
▪ Suyễn khởi phát do nhiễm siêu vi hô hấp (thời gian điều trị: 7-10 ngày).
▪ Thuốc thay thế điều trị bậc 2: khi trẻ không thể sử dụng corticoid hít hay dị ứng hay có tác dụng phụ với corticoid hít.
▪ Thuốc thay thế điều trị bậc 2 khi trẻ có kèm theo viêm mũi dị ứng.
▪ Thuốc thêm vào khi thất bại với điều trị bậc 3, để giữ corticoid hít còn liều thấp, giảm tác dụng phụ.
▪ Thuốc thêm vào với corticoid hít điều trị bậc 3, 4 ở trẻ dưới 5 tuổi hoặc không dung nạp LABA.
+ Liều dùng:
▪ Trẻ ≥ 15 tuổi: 10mg/ngày (tối).
▪ Trẻ 6-14 tuổi: 5mg/ngày (tối).
▪ Trẻ < 5 tuổi: 4mg/ngày (tối).
– Thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài (Long acting β2 agonist: LABA): hông dùng đơn thuần mà phải phối hợp với corticoid hít. Thường dạng kết hợp với Corticoid: Formeterol + Fluticason và Salmeterol + Budesonid.
4. Thuốc phòng ngừa suyễn trẻ em
• Thuốc phòng ngừa bắt đầu
Độ nặng bệnh suyễn |
Thuốc chọn lựa |
Thuốc thay thế |
Bậc 1 (từng cơn) |
Không cần thuốc phòng |
|
Bậc 2 (nhẹ, dai dẳng) |
Corticoid hít liều thấp hằng ngày |
Kháng Leukotriene |
Bậc 3 (trung bình, dai dẳng) |
Corticoid hít liều trung bình Hoặc Corticoid hít liều thấp kết hợp: – Kháng Leukotrien – Hoặc LABA (Trẻ > 5 tuổi) |
|
Bậc 4 (nặng, dai dẳng) |
Corticoid hít liều cao Hoặc Corticoid hít liều trung bình kết hợp kháng Leukotrien hoặc LABA (> 5 tuổi) |
• Thuốc phòng ngừa về sau:
– Nếu trẻ kiểm soát tốt: không lên cơn suyễn trong vòng 3 tháng thì giảm bậc điều trị trên nguyên tắc:
+ Giảm liều Corticoid hít còn 1/2 liều điều trị.
+ Nếu ổn định với liều thấp trong 12 tháng thì có thể ngừng hẳn thuốc.
– Nếu trẻ kiểm soát không hoàn toàn hoặc không kiểm soát suyễn, hoặc xuất hiện cơn suyễn cấp, cần xem xét tăng bước điều trị: tăng gấp đôi liều corticoids hít hoặc phối hợp thêm kháng Leukotrien hoặc LABA ở trẻ trên 4 tuổi.
– Tái khám:
+ Sau khi xuất viện: mỗi 3 – 5 ngày đến khi suyễn ổn định.
+ Suyễn kiểm soát 1 phần: mỗi tháng.
+ Suyễn kiểm soát tốt: mỗi 3 tháng.
Bí quyết quý hơn vàng để chấm dứt những tháng ngày khổ sở vì bệnh ho, hen suyễn, COPD.
Cách kiểm tra sản phẩm AN XẠ CAN HLI chính hãng, nhanh gọn, chuẩn xác.
|