PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CƠN SUYỄN NẶNG Ở TRẺ EM
1.Nhập cấp cứu hoặc hồi sức.
a. Đánh giá
• Lâm sàng: cơn suyễn nặng.
• Dấu hiệu sinh tồn: nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ.
• SpO2.
• Cân nặng.
b. Điều trị ban đầu tại khoa cấp cứu hoặc hồi sức
• Oxy qua mặt nạ để cung cấp FiO2 cao và tránh gián đoạn cung cấp oxy mỗi khi chuẩn bị phun khí dung, giữ SpO2 95%.
• Khí dung phối hợp β2 tác dụng nhanh Salbutamol phun với nguồn oxy (để tránh thiếu oxy khi phun khí dung với khí nén).
Salbutamol: 0,15 mg/kg/lần, phun lặp lại tối đa 3 lần mỗi 20 phút nếu cần (tối thiểu 2,5 mg/lần, tối đa 5 mg/lần).
• Phối hợp khí dung Itratropium:
– Liều:
Trẻ < 2 tuổi: 250 μg.
Trẻ > 2 tuổi: 500 μg.
– Ipratropium có thể pha chung với Salbutamol.
• Corticoid tĩnh mạch. Hydrocortison 5 mg/kg TM hay Methylprednisolon 1 mg/kg mỗi 6 giờ.
Hen suyễn có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là ở trẻ em
c. Điều trị tiếp theo sau 1 giờ đầu
• Đáp ứng tốt: bớt khó thở, SpO2 ≥ 95%.
– Tiếp tục oxy giữ SpO2 ≥ 95%.
– Tiếp tục khí dung Salbutamol và Itratropium mỗi 4 – 6 giờ trong 24 giờ.
– Tiếp tục Hydrocortison tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 24 giờ.
• Đáp ứng không hoàn toàn hoặc xấu hơn:
– Tiếp tục oxy giữ SpO2 ≥ 95%.
– Tiếp tục khí dung Salbutamol và Itratropium mỗi 4 – 6 giờ trong 24 giờ.
– Tiếp tục Hydrocortison tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 24 giờ.
– Trẻ >1 tuổi: dùng Magnesium sulfate.
+ Magnesium: dãn phế quản tốt. Hiệu quả an toàn hơn so với Theophylin và β2 giao cảm truyền tĩnh mạch.
+ Không sử dụng Magnesium sulfate cho trẻ < 1 tuổi vì chưa có bằng chứng an toàn.
+ Liều: Magnesium sulfate 25 – 75 mg/kg, trung bình 50 mg/kg TTM trong 20 phút đối với trẻ ≥ 1 tuổi. Cách pha: dung dịch hiện có Magnesium sulfate 15%, pha loãng thêm ít nhất 2 lần thể tích để được dung dịch nồng độ không quá 5% truyền tĩnh mạch chậm trong 20 phút: Dãn phế quản tốt, hiệu quả và an toàn so với Theophylin và β2 truyền tĩnh mạch.
– Trẻ ≤ 1 tuổi: dùng Theophylin: Aminophylline TTM: liều tấn công 5mg/kg truyền trong 20 phút (nếu có dùng Theophyllin trước đó thì dùng liều 3mg/kg), duy trì 1mg/kg/giờ. Nếu có điều kiện nên theo dõi nồng độ Theophylin máu ở giờ thứ 12 và sau đó mỗi 12 – 24 giờ (giữ mức 10-20 μg/ml # 60
-110 mmol/L).
• Xét nghiệm khí máu.
• Xem xét chuyển khoa hồi sức.
d. Diễn tiến không cải thiện hoặc xấu hơn
• Tiêu chuẩn chuyển khoa hồi sức:
– Khó thở tăng.
– SpO2 < 91%.
– Có chỉ định đặt nội khí quản.
– PaCO2 > 45 mmHg.
– Rối loạn tri giác, hôn mê.
– Có chỉ định truyền Magnesium, Salbutamol, Theophylin.
• Điều trị:
– Oxy.
– Tiếp tục khí dung Salbutamol mỗi 1 giờ trong 3 giờ, sau đó mỗi 2 – 4 giờ cho đến khi cắt cơn.
– Phối hợp với khí dung Ipratropium mỗi 1 giờ trong 3 giờ, sau đó mỗi 4 -6 giờ cho đến khi cắt cơn.
– Tiếp tục Corticoid tĩnh mạch, Magnesium sulfate truyền tĩnh mạch.
– β2 giao cảm truyền tĩnh mạch: Salbutamol: liều tấn công 15 μg/kg TTM trong 20 phút, sau đó duy trì 1 μg/kg/phút. Cần kiểm tra khí máu và Kali máu mỗi 6 giờ.
– Trẻ > 1 tuổi:
+ Aminophylin truyền tĩnh mạch.
+ Theophylin do độc tính cao chỉ sử dụng khi thất bại với khí dung và truyền tĩnh mạch Magnesium hoặc salbutamol.
– Kháng sinh nếu có viêm phổi hay bằng chứng nhiễm trùng.
e. Xét nghiệm
• Khí máu động mạch.
• Đường huyết, Ion đồ.
• Nồng độ Theophyllin/máu (khi điều trị Theophyllin).
• X-quang ngực: ứ khí, biến chứng tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi, viêm phổi bội nhiễm.
f. Không sử dụng
• Kháng sinh thường quy.
• Thuốc loãng đờm vì loãng đờm dạng đặc có thể gây tắc nghẽn đường thở.
• Vật lý trị liệu hô hấp không thường quy vì gây khó chịu cho trẻ.
g. Theo dõi
• Dấu hiệu sinh tồn.
• Lâm sàng.
• SpO2.
• Khí máu.
• Nồng độ Theophyllin/máu (khi điều trị Theophyllin).
|