TÌM HIỂU BỆNH ÁP XE PHỔI (PHẾ UNG – LUNGS ABCESS)
1. Khái niệm áp xe phổi là gì?
Áp xe phổi:
- Là ổ mủ trong một vùng phổi hoại tử thành hang cấp tính hoặc mạn tính, nguyên phát hoặc thứ phát không do vi khuẩn lao.
- Áp xe phổi có thể 1 ổ hoặc nhiều ổ.
- Viêm phổi hoại tử là trường hợp có nhiều ổ áp xe nhỏ có đường kính dưới 2cm ở nhiều thuỳ phổi khác .
- Khi điều trị nội khoa quá 6 tuần thất bại thì gọi là áp xe phổi mạn tính.
Cơ chế bệnh sinh:(Vi khuẩn học)
- Vi khuẩn yếm khí: Tìm thấy trong răng, lợi bị viêm có 99% vi khuẩn yếm khí. Chọc hút khí quản lấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn yếm khí đạt 89%.
- Vi khuẩn ái khí: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus. Klebsiella pneumoniae thường gây nhiều ổ áp xe, gặp ở người nghiện rượu, thiếu hụt miễn dịch. .
- Viêm phổi do Pseudomonas aeruginosa là viêm phổi bệnh viện. Ổ áp xe nhỏ và nhiều thì vi khuẩn thường là Streptococcus milleri.Áp xe phổi có thể do nấm, amip, hiếm hơn là Salmonella hoặc vi khuẩn dịch hạch.
2. Chẩn đoán bệnh áp xe phổi
2.1. Chẩn đoán xác định.
- Lâm sàng: Khởi đầu đột ngột và có các triệu chứng sốt, ho, khạc đờm mủ, ộc mủ, đờm và hơi thở thối.
- Khám thực thể có hội chứng đông đặc phổi, hội chứng hang, hoặc chỉ nghe thấy ran ẩm, nổ.
- Chụp X quang phổi: Hình ổ áp xe với thành dày. Có thể thấy hình tràn dịch màng phổi.
2.2. Chẩn đoán nguyên nhân.
Việc xác định căn nguyên phải dựa vào xét nghiệm vi sinh vật đờm, dịch phế quản, máu hoặc bệnh phẩm khác.
Các tác nhân gây áp xe phổi thường là: Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, E. Coli, Proteus, vi khuẩn yếm khí, Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae. Một số trường hợp do nấm, kí sinh treeing (amíp).
Cần tìm các yếu tố thuận lợi như nghiện rượu, suy giảm miễn dịch do HIV hoặc các thuốc ức chế miễn dịch, tìm các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát: răng, hàm, mặt, tai, mũi, họng, …
3. Triệu chứng bệnh áp xe phổi
3.1. Triệu chứng lâm sàng
– Bệnh nhân sốt, mệt mỏi, sút cân, thiếu máu, dấu hiệu của một viêm phổi.
– Sốt: 38,5°c – 39°c hoặc cao hơn, có thể kèm rét run hoặc không.
– Đau ngực bên tổn thương, có thể có đau bụng ở những bệnh nhân áp xe phổi thùy dưới.
– Ho khạc đờm có mủ, đờm thường có mùi hôi hoặc thối, có thể khạc mủ số lượng nhiều (ộc mủ), đôi khi có thể khạc ra mủ lẫn máu hoặc thậm chí có ho máu nhiều, có khi chỉ ho khan.
– Khó thở, có thể có biểu hiện suy hô hấp: thở nhanh, tím môi, đầu chi, Pa02 giảm, Sa02 giảm.
– Khám phổi: gõ đục, nghe phổi nhiều ran ẩm có thể có tiếng cọ màng phổi, có thể thấy tiếng thổi ống, thổi hang nếu ổ áp xe phổi lớn. Nếu có biến chứng tràn mủ màng phổi thì có dấu hiệu tràn dịch màng phổi hoặc tràn dịch- tràn khí màng phổi.
3.2. Triệu chứng chẩn đoán:
- Giai đoạn 1 (Ổ mủ kín): Đây là giai đoạn rất dễ bị chẩn đoán sai
+ Khởi đầu có triệu chứng như một bệnh phổi cấp tính do vi khuẩn: sốt 39-400C,đau ngực tại chỗ,khó thở nhẹ,ho khan hoặc có thể ho ra loại chất nhày có lẫn mủ.Khám phổi thấy có ít ran rít ran nổ,gõ đục ít…
+ Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng,tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính cao hơn bình thường.
+ Trên X.quang chỉ thấy một bóng mờ không rõ ràng,kích thước tương đối rộng.chưa có ổ phá huỷ.
+ Nếu được điều trị sớm và tích cực thì các triệu chứng kể trên có thể giảm dần và không chuyển sang giai đoạn hoá mủ.Nếu không được điều trị đầy đủ và tích cực thì bệnh sẽ tiến triển và bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn khạc ra mủ. - Giai đoạn 2 (khạc ra mủ):
– Bệnh nhân thường khạc ra mủ từ ngày thứ 5 đến 15,có khi là vài tuần sau khi có những triệu chứng đầu tiên.
– Trước khi khạc ra mủ,bệnh nhân thường ho nhiều hơn,có khi ho ra máu trước do ổ mủ bị vỡ. Nếu Ap xe do vi khuẩn yếm khí thì hơi thở thường có mùi thối.
– Sau vài lần ho mạnh,bệnh nhân đau ngực dữ dội rồi khạc ra rất nhiều mủ,có khi tới vài trăm phân khối.Trong lúc này,bệnh nhân khó thở,bồn chồn,lo lắng,có trường hợp mủ tràn vào đường thở làm cho bệnh nhân ngạt thở và tử vong.Thường sau vài giờ các triệu chứng trên ổn định dần. Sau đó tình trạng chung của bệnh nhân tốt hơn lên,bệnh nhân đỡ ho, đỡ đau ngực,đỡ sốt nhưng vẫn tiếp tục khạc ra mủ với số lượng ít hơn. . - Giai đoạn 3 (áp xe thông với phế quản):
Trong giai đoạn này,bệnh nhân thường có những cơn ho mạnh,dai dẳng rồi khạc ra đờm lẫn mủ.Có những trường hợp ra nhiều mủ vào buổi sáng.Tuỳ theo vị trí khư trú của ổ Ap xe mà bệnh nhân sẽ khạc ra được nhiều mủ hơn ở những tư thế thích hợp,đó là tư thế dẫn lưu của Ap xe phổi. Đờm khạc ra cho vào một cốc quan sát thấy có màu xanh nhạt,đặc quánh và tương đối đồng nhất,trên mặt có nhiều đốm mủ tròn to,trên cùng có thể có một ít bọt,ngoài ra có khi còn có những tia máu nhỏ.
Nếu Ap xe phổi do vi khuẩn thường thì đờm mủ không có mùi,nhưng nếu do vi khuẩn yếm khí thì có mùi thối đặc biệt rất khó chịu.
4. Chẩn đoán phân biệt
– Ung thư phổi áp xe hoá:
+ Bệnh nhân thường > 45 tuổi, tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào.
+ Bên cạnh triệu chứng áp xe phổi, có thể thấy các triệu chứng khác như nuốt nghẹn, nói khàn, móng tay khum, ngón dùi trống, phù áo khoác, đau các khớp, …
+ Phim Xquang phổi thấy hang có thành dày, thường lệch tâm, xung quanh có các tua gai, ít khi có hình ảnh mức nước hơi. Soi phế quản và sinh thiết có thể chẩn đoán xác định được.
– Kén khí phổi bội nhiễm:
+ Biểu hiện lâm sàng giống áp xe phổi.
+ Xquang phổi: hình hang thành mỏng < 1mm, có mức nước hơi và sau khi điều trị như một áp xe phổi thì kén khí vẫn còn tồn tại.
– Giãn phế quản hình túi cục bộ:
+ Tiền sử ho, khạc đờm hoặc có khi ho ra máu kéo dài nhiều năm, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ tồn tại lâu.
+ Hình ảnh Xquang phổi: có nhiều ổ sáng xen kẽ vùng mờ không đều, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực lớp mỏng 1mm độ phân giải cao hoặc chụp phế quản cản quang giúp chẩn đoán xác định.
– Lao phổi có hang:
+ Lao phổi thường tiến triển từ từ với toàn trạng gầy sút suy sụp, sốt về chiều, ho khạc đờm, hoặc máu.
+ Có tiếp xúc với người mắc lao.
+ Tìm thấy trực khuẩn kháng cồn kháng toan (AFB) trong đờm (lấy 3 mẫu đờm liên tục trong 3 buổi sáng).
+ Phản ứng mantoux với tuberculin trong nhiều trường hợp dương tính mạnh.
+ Máu lắng tăng.
+ Xquang phổi: trên nền tổn thương thâm nhiễm hoặc xơ hoá có một hoặc nhiều hang, thường khu trú ở đỉnh phổi.
5. Biến chứng:
- Gây mủ màng phổi
- Ho ra máu
- Có trường hợp điều trị bằng kháng sinh, ổ áp xe hết vi khuẩn nhưng có thể tồn tại một hang dưói dạng bong bóng, nó có thể nhiễm khuẩn trở lại hoặc phát triển nấm Aspergilus Fumigatus ở trong lòng hang để tạo nên một u nấm.
Khi áp xe nguyên phát thông với một phế quản nhỏ, thành phế quản bị phá huỷ, tạo nên giãn phế quản hình túi. Vi khuẩn đi theo đường tĩnh mạch gây áp xe não nay rất hiếm gặp. - Thoái hoá bột.
6. Dự phòng:
- Vệ sinh răng miệng, mũi, họng.
- Điều trị tốt các nhiễm khuẩn răng, hàm, mặt, tai, mũi, họng. Thận trọng khi tiến hành các thủ thuật ở các vùng này để tránh các mảnh tổ chức rơi vào khí phế quản.
- Khi cho bệnh nhân ăn bằng ống thông dạ dày phải theo dõi chặt chẽ, tránh không để sặc thức ăn.
- Phòng ngừa các dị vật rơi vào đường thở.
DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ HLI – THỰC TÂM, DƯỢC CHUẨN.
Trụ sở: 104 Nguyễn Trãi – Vị Hoàng – TP Nam Định – Nam ĐịnhHotline – Zalo – Viber: 0968.556.133.
Email: HLIpharma.info@gmail.com.
HLI Pharma đã nghiên cứu, chắt lọc tinh hoa các bài thuốc y học cổ truyền, để tạo ra những sản phẩm thảo dược tốt nhất, giúp phòng & hỗ trợ hiệu quả các bệnh lý mãn tính, giúp bệnh nhân hạn chế được kháng sinh, corticoid khi chưa cần thiết.