BỆNH PARKINSON HAY GẶP Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI HAY CAO NIÊN ?
Parkinson là một loại bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi – thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Đây là hiện tượng thoái hóa, giảm sút chức năng của hệ thần kinh. Bệnh ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt của con người, khiến việc cử động trở nên chậm chạp, run rẩy, không giữ được thăng bằng.
Bệnh parkinson hay gặp ở người trẻ tuổi hay cao niên?
– Trước đây khi nhắc đến bệnh Parkinson, người ta thường chỉ nghĩ đến những bệnh nhân già trên 60 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh Parkinson có thể xuất hiện ở những người trẻ và có chiều hướng gia tăng.
Nguyên nhân thường gặp ở những người trẻ mắc bệnh Parkinson là do di truyền. Có tới 65% bệnh nhân mắc khởi phát bệnh Parkinson ở độ tuổi dưới 20 và 32% bệnh nhân khởi phát bệnh ở tuổi 20-30 có đột biến gen. Các gen được cho là có liên quan đến bệnh Parkinson bao gồm PARK1, PARK2, PINK1, LRRK2. Biểu hiện triệu chứng ở những bệnh nhân trẻ tuổi cũng tương tự như ở người già.
– Nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh Parkinson đều ở độ tuổi trên 50 tuổi. Các thống kê cho thấy có 5 trong số 1000 mắc bệnh Parkinson ở độ tuổi trên 50 và khoảng 40 trong tổng số 1000 người mắc bệnh Parkinson ở độ tuổi 60-80.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh Parkinson ở tuổi già như dùng thuốc, tổn thương não, thoái hoá chất xám, giảm lượng dopamine, có tiền sử chấn thương hoặc tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thường xuyên phải sử dụng thuốc ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh Parkinson ở người già. Tuy nhiên, yếu tố di truyền thường không ảnh hưởng đến bệnh Parkinson ở người già.
- Các triệu chứng của bệnh Parkinson ở người già bao gồm run tay chân, bước đi loạng choạng, không kiểm soát được hành động, nhất là những hoạt động yêu cầu độ tập trung cao như viết chữ. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh Parkinson còn có biểu hiện cứng đờ gương mặt, khuôn mặt vô cảm.
Phân chia theo giai đoạn của bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này, bệnh nhân có một số biểu hiện của rối loạn vận động nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như run tay chân một bên, hoặc thay đổi tư thế, thay đổi biểu cảm khuôn mặt mà bạn bè hoặc người thân có thể nhận thấy được.
Bệnh Parkinson giai đoạn cuối
Bệnh Parkinson nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời tiến triển ngày càng nặng với các biểu hiện suy giảm nhận thức và giảm các chức năng vận động như bệnh cảm, ảo giác, hoang tưởng và thường xuyên bị ngã, rung lắc toàn thân gây ảnh hưởng nhiều đến vận động, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nặng hơn bệnh nhân có thể không tự đi lại được mà phải dùng đến xe lăn hoặc ngồi 1 chỗ.
Ngoài ra còn phân loại theo thể bệnh
Bệnh Parkinson thể cứng
Đó là tình trạng run tay chân, sau đó là có cứng các cơ bắp khiến bệnh nhân không thể di chuyển đi lại mà phải ngồi yên một chỗ hoặc di chuyển bằng xe lăn. Tình trạng này là hiểu hiện của bệnh Parkinson thể cứng và gặp ở hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson mạch máu
Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thể mạch máu là rất hiếm gặp. Những bệnh nhân này thường ít có biểu hiện rung lắc toàn thân và cơ cứng các cơ mà chỉ hạn chế vận động chi dưới. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thể mạch máu đó là nó ảnh hưởng rất nhiều đến trí tuệ và tinh thần của người bệnh. Mặt khác, bệnh Parkinson thể mạch máu rất khó chẩn đoán.
|