ĐÔNG Y HLI ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON
Parkinson thuộc phạm vi chứng “ chiên” của y học cổ truyền
Nguyên nhân chủ yếu do đàm nhiệt, khí huyết hư suy, can thận khuy tổn.
1 . Nguyên tắc điều trị
Nguyên nhân gây bệnh parkinson là khí huyết hư, can uất, đàm nhiệt. Vì vậy, pháp điều trị chủ yếu là: khai uất dưỡng huyết, hóa đàm thông lạc, hư thực kiêm cố. Tuy vậy trong thực tiễn lâm sàng cần biện chứng rõ ràng để lựa chọn pháp điều trị cho phù hợp trên mỗi bệnh nhân.
2 . Phân thể điều trị
2.1 Thể khí huyết lưỡng hư, huyết ứ phong động
– Lâm sàng: run, cứng đơ lâu ngày, dáng đi vụng về, đờ đẫn ít nói, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, đại tiện khó, sắc mặt tối, lưỡi to nhuận có vết răng, chất lưỡi tối nhạt hoặc có ứ ban, mạch tế nhược hoặc trì.
– Pháp điều trị: ích khí dưỡng huyết, hoạt lạc tức phong.
– Bài thuốc: Định chấn hoàn gia giảm.
Sinh hoàng kỳ | 30g | Bạch truật | 15g | Thục địa | 15g |
Đương quy | 12g | Sinh địa | 15g | Xuyên khung | 12g |
Thiên ma | 10g | Tần giao | 10g | Uy linh tiên | 10g |
Toàn yết | 10g | Đan sâm | 30g | Câu đằng | 15g |
Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang .
Trong bài thuốc trên thì hoàng kỳ, bạch truật có tác dụng ích khí. Thục địa, đương quy có tác dụng dưỡng huyết. Đan sâm, xuyên khung có tác dụng hoạt huyết, trừ phong. Tần giao, uy linh tiên có tác dụng trừ phong thông lạc. Thiên ma, câu đằng có tác dụng bình can tức phong. Toàn yết có tác dụng trừ phong chỉ kinh ( chống run). Sinh địa có tác dụng bổ âm, thanh hỏa, thanh huyết nhiệt.
Nếu khí hư nặng gia đẳng sâm 30g. Nếu sau khi dung thuốc mà run không đỡ thì gia ngô công 04 con. Nếu có triệu chứng táo bón mà nhiệt chứng không rõ thì gia chỉ xác 06g, thăng ma 12g.
2.2. Thể can uất huyết hư, đàm nhiệt sinh phong
– Lâm sàng: run chân tay, cứng đơ, tình chí uất ức, chướng bụng, tức ngực, hoa mắt chóng mặt, đờm dãi nhiều, mặt ra nhiều mồ hôi dầu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc trắng, mạch tế huyền hoặc mạch hoạt.
– Pháp điều trị: khai uất dưỡng huyết, hóa đàm tức phong.
– Bài thuốc: Địch đàm thang gia giảm.
Phục linh | 30g | Mai khôi hoa | 12g | Trần bì | 10g |
Đởm nam tinh | 10g | Bối mẫu | 10g | Viễn chí | 10g |
Câu đằng | 15g | Sinh cam thảo | 06g | Cương tàm | 15g |
Đan sâm | 30g | Hậu phác | 10g | Bạch thược | 18g |
Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên phục linh có tác dụng kiện tỳ, lợi thấp, tiêu đàm. Mai khôi hoa có tác dụng hành khí giải uất. Trần bì có tác dụng hành khí kiện tỳ. Đởm nam tinh, bối mẫu có tác dụng hóa đàm. Viễn chí có tác dụng an thần, tiêu đàm. Câu đằng có tác dụng bình can tức phong. Đan sâm có tác dụng hoạt huyết tiêu đàm. Cương tàm có tác dụng khu phong hóa đàm. Hậu phác có tác dụng hành khí hóa thấp. Bạch thược có tác dụng nhu can dưỡng âm. Sinh cam thảo có tác dụng trừ đàm, điều hòa bài thuốc.
Nếu nhiệt chứng nặng thì gia liên kiều 12g.
2.3. Thể can thân bất túc, huyết ứ phong động
– Lâm sàng: bệnh lâu ngày, run nhiều, bước chân chậm chạp, khó khăn, đi lại không vững, thể trạng gầy, chóng mặt ù tai, dễ cáu giận, hay quên, đại tiện táo, chất lưỡi tối, rêu lưỡi ít, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn, mạch huyền tế hoặc tế sáp.
– Pháp điều trị: tư thận nhu can, hoạt huyết tức phong.
– Bài thuốc: thiên ma câu đằng ẩm gia giảm.
Thiên ma | 10g | Câu đằng | 15g | Sinh địa | 30g |
Dạ giao đằng | 30g | Ích mẫu | 15g | Tang ký sinh | 15g |
Đỗ trọng | 15g | Ngưu tất | 15g | Đan sâm | 30g |
Thạch hộc | 30g | Bạch thược | 30g | Phục thần | 30g |
Vừng đen | 30g | Mai khôi hoa | 12g |
Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì thiên ma, câu đằng có tác dụng bình can tức phong. Sinh địa, thạch hộc có tác dụng bổ âm, sinh tân. Ích mẫu, ngưu tất, đan sâm có tác dụng hoạt huyết. Tang ký sinh, đỗ trọng, vừng đen có tác dụng tư bổ can thận, mạnh gân cốt. Bạch thược có tác dụng nhu can dưỡng huyết. Mai khôi hoa có tác dụng hành khí giải uất. Dạ giao đằng, phục thần có tác dụng an thần.
Nếu triệu chứng run nặng thì gia ngô công 04 con.
3. Chăm sóc và phòng bệnh
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn… thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh thực hiện các phương pháp chăm sóc và phòng bệnh của y học cổ truyền để giúp cho việc chăm sóc và phòng bệnh Parkinson có hiệu quả hơn.
Các phương pháp chăm sóc và phòng bệnh Parkinson của Y học cổ truyền bao gồm:
- Lao động phù hợp với tình hình sức khỏe ở mỗi lứa tuổi, két hợp với nghi ngơi, thư giãn hợp lý là cách chăm sóc và phòng bệnh Parkinson có hiệu quả nhất.
- Xoa bóp bấm huyệt hằng ngày, giúp người bệnh thực hiện các động tác vận động thụ động là một trong những cách chăm sóc của y học cổ truyển. Xoa bóp bấm huyệt khiến cho khí huyết lưu thông, làm tứ chi cử động linh hoạt hơn, hạn chế tiến triển của các triệu chứng bệnh và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
- Tập khí công — dưỡng sinh hằng ngày với những bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thể phù hợp với ý thích, tình trạng sức khoẻ của mỗi người giúp tinh thần thư thái, nâng cao sức khỏe, chân tay cử động linh hoạt. Đây là một trong những phương pháp chăm sóc và phòng bệnh có hiệu quả của y học cổ truyền đối với bệnh Parkinson.
- Ẩm thực: hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ ăn uống điều độ, thanh đạm, không sử dụng quá nhiều các loại thức ăn ngọt béo, các chất kích thích dễ gây thương tỳ dẫn đến mắc bệnh Parkinson.
- Sinh hoạt: người bệnh có chế độ ăn việc và nghi ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần thư thái, tránh tình trạng lao lực hoặc lo nghĩ quá nhiều có thể gây thương tỳ mà dẫn tới mắc bệnh Parkinson.
Tóm lại: Parkinson là một bệnh xảy ra do các tế bào của liềm đen bị thoái hóa nên không sản xuất đủ lượng dopamine cần thiết cho cơ thể. Hậu quả là mất điều khiến sự vận động, đẫn tới vận động chậm chạp, run và co cứng cơ ngoại tháp. Cho tới nay, thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi căn bệnh này. Việc điều trị chủ yếu là sử dụng tân dược kết hợp các bài thuốc y học cổ truyền và các biện pháp không dùng thuốc đế kiểm soát, hạn chế tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
|