1. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh?
Các rối loạn não bộ và hệ thần kinh ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở nam giới.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh?
Một số yếu tố phổ biến có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này, bao gồm:
- Tai nạn và ngã khiến dây thần kinh bị hư hại;
- HIV/AIDS;
- Nghiện rượu. Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt thiamin (B1) rất phổ biến ở những người sử dụng rượu vì rượu góp phần làm bạn ăn uống thiếu chất dinh dưỡng và vitamin khác;
- Kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh có tác dụng phụ gây ra bệnh thần kinh.
2. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh?
Khi một người trải qua các triệu chứng bị nghi ngờ là rối loạn thần kinh, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi cụ thể về các triệu chứng và các yếu tố khác có liên quan (bệnh sử), kiểm tra về thể chất để đánh giá tất cả các hệ thống của cơ thể nhưng họ tập trung vào hệ thống thần kinh (gọi là khám thần kinh). Việc kiểm tra thần kinh được thực hiện như sau:
- Xác định vị trí của tình trạng bất thường gây ra các triệu chứng;
- Xác định các xét nghiệm cần thiết và thực hiện nếu cần thiết;
- Các xét nghiệm chẩn đoán có thể cần thiết để xác định chẩn đoán chính xác hoặc loại trừ các rối loạn khác.
Một số xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT);
- Chụp cộng hưởng từ (MRI);
- Chụp mạch;
- Chụp cắt lớp xạ positron (PET);
- Siêu âm Doppler.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh?
Bác sĩ có thể phải dành rất nhiều thời gian làm việc với bệnh nhân trước khi đưa ra chẩn đoán có thể xảy ra trong những điều kiện cụ thể. Trong nhiều trường hợp, điều này liên quan đến việc thực hiện nhiều xét nghiệm để loại trừ các tình trạng khác. Một số tùy chọn khuyến cáo có thể bao gồm:
Thần kinh học
Các nhánh của y học có vai trò quản lý các rối loạn hệ thần kinh được gọi là thần kinh học. Các chuyên gia điều trị cho các rối loạn về hệ thần kinh được gọi là nhà thần kinh học.
Phẫu thuật thần kinh
Các nhánh của y học có vai trò can thiệp phẫu thuật cho bệnh rối loạn hệ thần kinh được gọi là phẫu thuật thần kinh. Các bác sĩ phẫu thuật hoạt động như một nhóm điều trị cho các rối loạn về hệ thần kinh được gọi là bác sĩ phẫu thuật thần kinh.
Phục hồi chức năng cho các rối loạn thần kinh
Các nhánh của y học cung cấp các dịch vụ chăm sóc phục hồi chức năng cho bệnh nhân rối loạn hệ thần kinh được gọi là y học thể chất và phục hồi chức năng. Các chuyên gia điều trị bệnh nhân trong quá trình phục hồi chức năng được gọi là bác sĩ chuyên về y học thể chất và phục hồi chức năng.
3. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh?
Bạn nên làm theo các hướng dẫn phòng ngừa dưới đây để giữ cho cơ thể và hệ thần kinh khỏe mạnh:
- Luyện tập thể dục đều đặn;
- Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác;
- Nghỉ ngơi nhiều;
- Điều trị các tình trạng sức khỏe có thể gây giảm chức năng của hệ thần kinh, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao;
- Chế độ ăn uống cân bằng;
- Uống nhiều nước cũng như các nước khác để giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và gây ra các vấn đề về rối loạn hệ thần kinh.
|