TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH HAY CO GIẬT (TTĐK)?
“Mọi cơn động kinh kéo dài, tái phát rất nhanh đều đưa đến tình trạng động kinh cố định và bền vững gọi là trạng thái động kinh hay co giật” (Gastaut) |
A. Lâm sàng
1. TTĐK toàn bộ xảy ra ngay hoặc thứ phát
• Mỗi giờ có 4-5 lần và cơn diễn ra kéo dài nhiều giờ, thiên về giai đoạn co cứng, đưa tới khuynh hướng liệt cơ vân (rhabdomyolyse).
• Hôn mê sâu, sốt, rối loạn hô hấp (ngừng thở, phổi ứ đọng, tím tái, phù phổi cấp, thở Cheyne Stokes) tim đập nhanh, tăng huyết áp, đôi khi trụy tim mạch, mất nước và toan máu chuyển hoá.
• Phản xạ babinski dương cả hai bên, phản xạ đồng tử và giác mạc giảm.
b. Thể co cứng:
– Thường có ở trẻ em và thiếu niên.
– Cơn liên tiếp: 10 lần/giờ, với nhiều thể cơn co cứng
– Rối loạn thần kinh thực vật nhiều
c. Thể giật cơ: Lên cơn rung giật toàn thân, không rối loạn ý thức.
d. Trạng thái động kinh cơn nhỏ: Ý thức u ám, bồn chồn, không nói. Phải làm EEG để xác định chẩn đoán.
e. Nguy cơ: Nguy cơ của TTĐK là toan lactic máu, liệt cơ vân, suy hô hấp và ngừng tim.
2. TTĐK cục bộ
a. Chủ yếu là thể vận động: (Somato – motrice), trước tiên là thể Bravais Jakson, co liên tục, không rối loạn ý thức và thần kinh thực vật, không trở thành toàn bộ.
b. Thể thái dương Tức là thể kết hợp tâm thần vận động hoặc tâm – thể, có tổn thương ở thuỳ thái dương, cần phân biệt với cơn đột quỵ quên lãng và bỏ nhà ra đi không phải do động kinh.
3. TTĐK nửa thân
B. Nguyên nhân
b. Ở người chưa biết: Xem vài nguyên nhân sau:
– Chấn thương sọ hoặc đa chấn thương có nghẽn mạch não.
– Viêm màng não – não
– Ngộ độc (ethylen glycol, métaldehyde, IMAO, amphétamine, isoniazide, théophylline…)
– Tai biến mạch não
– u não
– Rối loạn chuyển hoá: Hạ đường huyết, ngộ độc bởi nước, có hạ Ca máu.
– Bệnh não do chuyển hoá
c. Ca đặc biệt
Phụ nữ có mang bầu nên nghĩ tới sản giật nhất là những tháng cuối.
C. Điều trị cấp cứu co giật
Chủ yếu ở đây là loại động kinh thể co cứng và thể co – giật cơ. Cần điều trị chu đáo trong bệnh viện.
1. Ngay tại chỗ:
• Đặt canun Guedel hoặc bóng chuẩn bị sẵn.
• Chuẩn bị đường tĩnh mạch
• Bắt đầu cho: 10mg Diazepam (Valium) tĩnh mạch chậm nhưng phải theo dõi hô hấp; nếu ngừng thở đặt nội khí quản ngay.
• Theo dõi truyền liên tục: 2 ống Diazepam — 20mg trong 250 ml huyết thanh ngọt 10% chảy từng giọt (trẻ em: 0,25 mg/kg tiêm tĩnh mạch, 0,25 mg/kg truyền).
• Kèm theo một lọ huyết thanh ngọt 30% (250 ml trong 6 giờ) nếu nghi có hạ đường huyết
• Nếu sản giật:
– Diazepam 10 mg tiêm tĩnh mạch chậm;
– Catapressan: 1 ống tiêm bắp, khi nghỉ phải truyền nhỏ giọt (2 ống trong 250 ml huyết thanh ngọt đẳng trương);
– Sunfat Mg 15%: 1 ống 10ml = 1,5g cho 2 ống tĩnh mạch pha loãng tiêm trong 3-5 phút.
– Truyền nhỏ giọt với liều duy trì 2 ống diazepam trong 250 ml huyết thanh ngọt đẳng trương.
– Vào viện (khoa Hồi sức cấp cứu)
2. Tại bệnh viện
a. Điều trị triệu chứng:
Về hô hấp: Đặt đầu thấp, đặt canun và xông dạ dày, đặt nội khí quản đường mũi, thông khí khi cần thiết để tạo điều kiện dùng thuốc chống động kinh.
Khắc phục các rối loạn sinh học (chống mất nước, chống toan máu), cung cấp huyết thanh ngọt ưu trương (30%) nếu có hạ đường huyết.
b. Chống phù não:
– Synacthène: 1 ống cho 6 giờ, corticoit (Solu – Médrol: 120 mg X 2-3 ngày).
– Diglycérol: 30g dùng 2 lần trong ngày theo đường xông dạ dày.
– Sunfat Mg: 1 ống trong 6 giờ.
c. Khắc phục rối loạn tim mạch
d. An thần: Không dùng thuốc ngủ, chỉ dùng diazepam
– Clonazépam (Rivotril) 1 mg; Hiệu quả nhất, truyền liên tục: 6-12 mg/24 giờ.
– Diazepam (Valium): Truyền liên tục 40-120 mg/24 giờ.
• Nếu không đỡ:
– Diphényl – hydantoin (Dilantin), liều 750 mg tấn công. Chỉ dùng khi truyền Rivotril mà không đỡ.
– Hémineurine: Rất an thần và cần thông khí hỗ trợ kết hợp, 1 lọ 250 ml nhỏ giọt chậm theo mức độ lâm sàng không quá 3 lọ/24 giờ
– Thiopental tiêm tĩnh mạch (Nesdonel) cho những thể động kinh trơ nhưng bắt buộc phải kèm thông khí hỗ trợ, 3-5 mg/kg/h
Tình trạng nặng của TTDK là do hậu quả rối loạn thần kinh thực vật và chuyển hoá tiên lượng hoàn toàn phụ thuộc vào điều trị sớm và hoàn cảnh phát sinh nguyên nhân. |
TÓM TẮT PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CƠN CO GIẬT
1. Chặn ngay cơn xảy ra: – Rivotril – Valium truyền tĩnh mạch 2. Hồi sức • Hô hấp: – Canun Mayo : Hút – Nội khí quản: Thông khí • Chuyển hoá: – Hạn chế muối giữ nước – Đường • Phù não: – Corticoide – S04Mg – Diglycérol 3. Điều trị nguyên nhân |
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
|