Bệnh co giật và động kinh ở trẻ em
1. ĐỊNH NGHĨA CO GIẬT VÀ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM
- Cơn động kinh là tình trạng rối loạn tạm thời về vận động, cảm giác, thần kinh tự động và thường kèm theo rối loạn hoặc mất ý thức, do sự phóng lực đột khỏi, quá mức và nhất thời của một số noron.
- Co giật là cơn động kinh có rối loạn co cơ là chủ yếu, biểu hiện bằng những cơn trương lực, hoặc cơn rung giật, hoặc phối hợp cả hai.
Trong nhi khoa, thuật ngữ “co giật” thường được dùng rộng rãi để chỉ có cơn động kinh ngẫu nhiên, còn thuật ngữ “cơn động kinh” để chỉ bệnh động kinh.
Co giật và động kinh là cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em, đòi hỏi phải xử lí để cắt cơn và tìm nguyên nhân để điều trị triệt để.
2. LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CỦA CO GIẬT
Do nhiều nguyên nhân, có thể chia làm 3 nhóm chính:
– Do rối loạn chức năng nhất thời của não.
– Do tổn thương thực thể ở hệ thần kinh.
– Không rõ nguyên nhân gây bệnh hay bệnh động kinh.
Về lâm sàng các cơn co giật ở trẻ em có đặc điểm:
– Cơn không điển hình.
– Có xu hướng lan tỏa.
– Cơn ngắn và nhẹ.
Mỗi lứa tuổi thường có những đặc thù về lâm sàng và nguyên nhân.
3. CO GIẬT Ở TRẺ SƠ SINH
3.1. Lâm sàng
Không phải bao giờ cũng nhận biết được cơn co giật ở trẻ sơ sinh, vì ở lứa tuổi này hoạt động của các nhân dưới vỏ não còn chiếm ưu thế, nên trẻ thường có những cử động bất thường, các cơn giật mình cả trong lúc thức và ngủ. Do đó có thể nhận định sai lệch.
Có 5 kiểu lâm sàng co giật chính là:
• Các cơn rung giật nhiều ổ bất thường.
• Cơn rung giật cục bộ, thường liên quan đến một tổn thương ở não.
• Cơn trương lực cơ toàn thân: chân tay duỗi cứng, đầu ngửa ra sau, thường ở trẻ thiếu tháng.
• Cơn rung giật cơ ồ ạt.
• Các cơn hạn chế hoặc không điển hình bao gồm rung giật nhãn cầu, nháy mắt, cử động miệng-lưỡi, hiện tượng vận mạch, cơn ngừng thở.
3.2. Các nguyên nhân chính:
• Thiếu oxy, thiếu máu cục bộ ở não, đây là nguyên nhân chủ yếu.
• Các bệnh nhiễm khuẩn: viêm màng não mủ, uốn ván rốn.
• Xuất huyết não – màng náo.
• Dị tật não.
• Các rối loạn chuyển hóa: hạ đường huyết, giảm canxi máu, mất nước ưu trương, thiếu vitamin B6
Co giật ở trẻ bú mẹ và 1-5 tuổi Lứa tuổi này hay bị co giật, nhất là các cơn co giật triệu chứng hoặc ngẫu nhiên.
3.3. Lâm sàng:
Chủ yếu hay gặp các cơn rung giật lan tỏa, các cơn trương lực toàn thân ít gặp hơn.
Ngoài ra cũng có các cơn cục bộ hoặc không xếp loại được.
Nguyên nhân các cơn động kinh ngẫu nhiên
• Co giật do sốt cao là nguyên nhân chủ yếu, đặc điểm của sốt cao co giật là khởi phát đột ngột ngay khi trẻ bị sốt cao và khỏi khi trẻ hết sốt. Cần phân biệt 2 thể (xem bảng 11.1.).
Co giật do sốt cao đơn thuần hay lành tính.
Co giật do sốt cao phức hợp.
Bảng 11.1. PHÂN BIỆT HAI THỂ CO GIẬT DO SỐT CAO
Tính chất |
sốt cao co giật đơn thuàn |
Sốt cao co giật phức hợp |
Lứa tuổi thường gặp |
6 tháng – 5 tuổi, nhất là 1-2 tuổi |
bất kì |
Thân nhiệt |
> 39°c |
<39°c |
Kiểu co giật |
lan tỏa |
lan tỏa hoặc cục bộ |
Thời gian co giật |
ngắn, <10 phút |
dài,>15 phút |
Số cơn giật |
ít, < 4 cơn |
nhiều, >5 cơn |
Yếụ tố gia đình |
không |
có yếu tố động kinh |
Dịch não tùy |
bình Ihường |
bệnh lí |
Điện não đồ ngoài cơn |
bình thường |
Bất thường |
• Các bệnh nhiễm.khuẩn thần kinh:
Viêm màng não: chủ yếu là có mủ, do virus, do lao.
Viêm não
Apxe não, sốt rét ác tính thể não.
• Sang chấn sọ não.
• Các rối loạn chuyển hóa: ngộ độc nước, hạ đường huyết, tetani.
• Ngộ độc: Nội sinh: urê huyết cao, hôn mê gan.
Ngoại sinh: Theophylin, Atropin, INH, Tetracyclin, Phenothiazin, w.
Hội chứng nẫu cấp: hội chứng Reye.
Bệnh não cao huyết áp: bệnh viêm cầu thận cấp.
Bệnh động kinh: xem ở phần Trẻ lớn
Trẻ lớn
ở lứa tuổi này, các cơn động kinh ngẫu nhiên rất ít gặp, mà chủ yếu là bệnh động kinh, về lâm sàng, đặc điểm chung là:
• Khởi phát đột ngột, thường không kèm theo sốt.
• Có tính định hình: các cơn giống nhau.
• Ý thức bị rối loạn (trừ một số động kinh cục bộ).
• Thời gian của cơn ngắn.
• Hồi phục nhanh.
Các cơn động kinh ở trẻ lớn cũng tương tự như ở người lớn. ở trẻ bú mẹ, các cơn động kinh có những đặc điểm riêng. Dưới đây là bảng phân loại các thể động kinh ở trẻ em từ 0-15 tuổi.
Bảng 11.2.PHÂN LOẠI CÁC THỂ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM
(Theo M.L. Moutard và G.Ponsot, Pédiatrie, 1990)
I/ĐỘNG KINH LAN TỎA:
1/ Động kinh lan tỏa tiên phát:
Cơn động kinh lớn.
Cơn động kinh nhỏ.
Cơn vắng rung giật cơ.
2/ Động kinh lan tỏa thứ phát:
Hội chứng West.
Hội chửng Lennox-Gastaud.
Động kinh rung giật cơ nặng.
Động kinh rung giật cơ tiến triển.
3/Động kinh kịch phát Roland
II/ ĐỘNG KINH CỤC BỘ
Cơn động kinh đơn thuần: gồm cơn vận động và cảm giác vận động, không-có rối loạn ý thức.
Cơn động kinh phức hợp: có rối loạn ý thức và thường có hiện tượng lan tỏa thứ phát.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ HLI – THỰC TÂM, DƯỢC CHUẨN. Hotline – Zalo – Viber: 0968.556.133. Cố vấn chuyên môn: Chuyên gia, Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Liễu HLI Pharma Co., Ltd – Chắt lọc tinh hoa y học cổ truyền kết hợp công nghệ bào chế y học hiện đại để tạo ra các sản phẩm thảo dược cao cấp, an toàn, hiệu quả, chuyên biệt cho các bệnh lý mãn tính. Giúp hạn chế kháng sinh, corticoid và thuốc tân dược khác khi chưa cần thiết. |