CO GIẬT VÀ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM: chẩn đoán và điều trị
1. CHẨN ĐOÁN CO GIẬT VÀ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM
Để chẩn đoán các thể động kinh, phải kết hợp lâm sàng và điện não đồ.
Trước hết, cần phân biệt cơn động kinh triệu chứng và bệnh động kinh.
Khi đã chẩn đoán là bệnh động kinh, thì phải phân biệt các thể động kinh, vì việc điều trị khác nhau.
Phải tìm nguyên nhân của động kinh triệu chứng.
Để chẩn đoán nguyên nhân co giật cần phải làm một số việc.
Về lâm sàng
– Mô tả các thể lâm sàng cơn co giật.
– Thăm khám kĩ hệ thần kinh: chú ý dấu hiệu màng não, các triệu chứng thần kinh khu trú.
– Có cơn hay không? Hoàn cảnh xuất hiện co giật.
– Tiên sử bản thân và gia đình.
Các xét nghiệm cần thiết
– Định lượng đường huyết, ion đồ (Na+, Ca++), urê.
– Xét nghiệm dịch não tủy.
– Soi đáy mắt.
– Điện não đồ: để chẩn đoán động kinh.
– Các xét nghiệm X quang sọ não: chụp sọ, chụp động mạch não, đặc biệt chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ hạt nhân.
2. ĐIỀU TRỊ CO GIẬT VÀ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM
Điều trị các cơn co giật trẻ sơ sinh và bú mẹ
Thái độ xử lí: vì đây là tình trạng cấp cứu cho nên phải:
– Cắt cơn co giật.
– Tìm nguyên nhân để điều trị triệt để.
Điều trị nguyên nhân các co giật triệu chứng: kháng sinh, Điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa, phẫu thuật, w.
Điều trị triệu chứng cơn co giật:
– Diazepam (Valium, Seduxen): tiêm tĩnh mạch chậm 0,2 mg/kg/lần hoặc thụt hậu môn 0,25 mg/kg. Có thể lặp lại, nếu vẫn co giật.
– Dilantin: 15-20 mg/kg tiêm tĩnh mạch, trong vòng 15-20 phút.
– Gardenal (Phenobarbital): 20mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm.
– Nitrazepam: 0,5 mg tiêm tĩnh mạch, có thể nhắc lại sau vài phút.
Trong trường hợp cơn co giật liên tục, có thể dùng Penthotal 2mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm, nhưng nên tiến hành tại cơ sở hồi sức.
Đối với trẻ sơ sinh: nên tiêm 25-50 mg Pyridoxin (Vitamin B6) dưới sự kiểm tra điện não, để loại trừ nguyên nhân co giật do thiếu Vitamin B6-
Điều trị co giật do sốt cao
Điều trị cơn co giật: Valium 0,25 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm. Sau đó cho uống Gardenal 3-5mg/kg/lần hoặc acid valproic (Depakine) 20mg/kg/ngày, chia 2 lần.
Hạ nhiệt:
Bằng phương pháp vật lí: chườm lạnh.
Thuốc:
Paracetamol 20-30 mg/kg/ngày, chia 3 lần.
Analgin (Bonpyrin, Metapyrin, Pyralgin), uống 10 mg/kg/lần, hoặc tiêm bắp hay tĩnh mạch dung dịch 50%-0,1ml/kg/tuổi.
Điều trị bệnh động kinh
Nguyên tắc chung:
– Tùy theo thể động kinh.
– Phải điều trị kéo dài.
– Điều trị một loại thuốc (monotherapy). Việc kết hợp một thuốc thứ hai là cần thiết, nếu thuốc thứ nhất thất bại mặc dù đã đạt được nồng độ cần thiết.
– Phải phối hợp với giáo dục, giải thích đầy đủ cho gia đình và bản thân bệnh nhi.
Các chỉ định thuốc chống động kinh theo thể bệnh và liều lượng (xem các bảng 11.3 và 11.4).
Chăm sóc bệnh nhi co giật
– Đặt trẻ nằm nghỉ nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh mọi kích thích.
– Để đầu nghiêng về một bên đề phòng tắc đờm dãi.
– Nói rộng quần áo, tã lót.
– Với trẻ lớn, cần chèn một cục gạc giữa hai hàm răng đề phòng cắn phải lưõi.
– Làm thông đường thở, thở oxy. cần nhớ hồi sức thần kinh thực chất là hồi sức thần kinh hô hấp.
– Theo dõi mạch, nhịp thở, thân nhiệt.
Bảng 11.3. CHỈ ĐỊNH CÁC THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH THEO THỂ BỆNH
(Theo Moutard và Ponsot, 1990)
Bảng 11.4.ĐẶC TÍNH CHÍNH CỦA CÁC THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH
(Theo M.L.Moutard và G.Ponsot, 1990)
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ HLI – THỰC TÂM, DƯỢC CHUẨN. Hotline – Zalo – Viber: 0968.556.133. Cố vấn chuyên môn: Chuyên gia, Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Liễu HLI Pharma Co., Ltd – Chắt lọc tinh hoa y học cổ truyền kết hợp công nghệ bào chế y học hiện đại để tạo ra các sản phẩm thảo dược cao cấp, an toàn, hiệu quả, chuyên biệt cho các bệnh lý mãn tính. Giúp hạn chế kháng sinh, corticoid và thuốc tân dược khác khi chưa cần thiết. |